Riêng ngày 4/8 vừa qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 618 USD/tấn, tăng 100 USD so với một tháng trước; đây là mức cao kỷ lục của gạo Việt Nam xuất khẩu trong nhiều năm trở lại đây.
Riêng ngày 4/8 vừa qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 618 USD/tấn, tăng 100 USD so với một tháng trước; đây là mức cao kỷ lục của gạo Việt Nam xuất khẩu trong nhiều năm trở lại đây.
Năm 2024 được dự báo vẫn còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu gạo của Việt Nam khi nguồn cung thiếu hụt và các nước tăng cường nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trước những biến động khó lường trên thế giới.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: ‘Khả năng với bối cảnh thế giới như bây giờ thì năm 2024 nhu cầu của thế giới còn gia tăng và dư địa để mình tiếp tục gia tăng xuất khẩu, dư địa để chúng ta gia tăng nguồn cung vẫn còn. Khả năng lúa gạo năm 2024 theo bức tranh đó”.
Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới được dự báo vẫn tiếp tục tăng, nhất là những thị trường truyền thống tăng cường nhập khẩu để giải quyết tình trạng thiếu hụt.
Dự báo về năm 2024, bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng xuất nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phân tích, thị trường Ấn Độ lệnh cấm xuất khẩu dự báo vẫn còn, nếu sản lượng dồi dào thì nước này mới có thể dừng lệnh cấm. Trong khi đó, sản lượng gạo của Ấn Độ đang giảm so với 2022, chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo đó, doanh nghiệp Việt cần nhận định các nguồn thông tin từ đối tác nhập khẩu để đưa ra “thời điểm vàng” ký hợp đồng.
“Bốn đối tác mà nhập khẩu truyền thống của Việt Nam cũng như của Thái Lan thì cũng đang có kế hoạch, nhu cầu để đáp ứng nguồn thiếu hụt ở trong nước, Indonesia thì vẫn tăng cường nhập khẩu gạo còn Philippines hiện nay đang xem xét để dỡ bỏ giá trần gạo nội địa. Như vậy thì chúng ta cũng thấy các đối tác nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhu cầu nhập khẩu. Do vậy với vụ Đông Xuân năm 2024 sắp tới thì các doanh nghiệp cần chủ động, theo dõi sát kế hoạch, nhu cầu của các thị trường, đối tác nhập khẩu lớn” - bà Trần Thanh Bình đánh giá.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay dự báo cao nhất từ trước đến nay và là năm thắng lợi của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo. Tuy nhiên, nhìn nhận từ các chuyên gia nếu xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay đạt 8 triệu tấn thì bước sang năm 2024 lượng tồn kho sẽ rất mỏng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thận trọng trong ký hợp đồng, tránh những rủi ro nếu không lường trước được nguồn cung.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 vùng ĐBSCL sẽ xuống giống gần 1,5 triệu ha với sản lượng dự kiến hơn 10 triệu tấn lúa tập trung vào những giống lúa thơm, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong khi đó, thời điểm hiện nay nhiều quốc gia đang tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn thiếu hụt.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2021, cả nước sản xuất được 41.000 con tôm bố mẹ (21.000 con tôm thẻ chân trắng và 20.000 con tôm sú); sản xuất tôm giống đạt 144,5 tỷ con (tăng 11 % so với cùng kỳ năm 2020)
Năm 2021, diện tích tôm nước lợ thả nuôi đạt 747 nghìn ha (nuôi tôm sú là 626 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 121 nghìn ha). Sản lượng tôm nuôi các loại năm 2021 đạt 970 nghìn tấn (tăng 4,3% so với năm 2020); trong đó, tôm sú 265 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 655 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đạt 3,9 tỷ USD (tăng 5,4% so với năm 2020).
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành sản xuất nuôi tôm của nước ta vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế: Tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên, trong nước mới cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất. Còn nhiều cơ sở chưa được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch.
Đây là những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện, nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh. Giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; giá cước vận chuyển vật tư tăng cao. Phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống cấp, thoát nước không đảm bảo, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp.
Công nghệ vùng nuôi tôm quảng canh chưa phù hợp, năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Mặc dù diện tích lớn nhưng sản lượng và giá trị thấp. Công tác đăng ký nuôi tôm nước lợ còn chậm, tỷ lệ đăng ký thấp dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hệ lụy là thiếu nhân công, giá vật tư tăng cao, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất vẫn tồn tại.
Năm 2022, ngành thủy sản phấn đấu sản xuất khoảng 260.000 - 270.000 con tôm bố mẹ (tôm thẻ chân trắng 200.000-210.000 con, tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140-150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 100-110 tỷ con và tôm sú 30-40 tỷ con). Diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn, trong đó tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm trên thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10-12%.
Cũng tại hội nghị, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các địa phương sản xuất tôm giống và nuôi tôm tổ chức lễ ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022.
Dự báo về tình hình xuất khẩu gạo năm 2024, theo các chuyên gia phân tích, giá gạo vẫn ở mức cao và không thể giảm xuống dưới 640 - 650 USD/tấn. Nguyên nhân của vấn đề là lượng lúa gạo trên thế giới đang khan hiếm dần, còn Việt Nam đang nắm giữ cơ hội về xuất khẩu gạo. Theo tính toán nhu cầu của các nước trên thế giới rất nhiều, trong đó có các thị trường truyền thống Philippines, Indonesia hay Trung Quốc.
Ông Phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An phân tích, thực tế vừa qua thị trường Indonesia đặt 1,5 triệu tấn gạo giao trong năm 2023 nhưng không có đủ lượng gạo để giao. Thời gian tới, vùng ĐBSCL sẽ thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, đây là vụ lúa quan trọng trong năm với năng suất, chất lượng cao. Nếu theo dự báo từ các chuyên gia giá gạo trên thế giới sẽ giảm nhưng không nhiều, khi đó giá lúa vụ Đông Xuân khi vào chính vụ sẽ giảm nhưng cũng không đáng kể vì giá lúa đã cao thì giá xuất khẩu gạo vẫn ở ngưỡng 670 – 680 USD/tấn.
“Hiện nay lượng gạo trên thế giới đang khan hiếm dần, chỉ có Việt Nam của chúng ta có cơ hội đó thôi, cho nên là nhu cầu tiêu dùng của các nước trên thế giới bây giờ rất nhiều. Nếu tính toán theo giá gạo hiện nay mà theo một số các chuyên gia nói là giá gạo nằm ở 640 USD nhưng mà không phải, Việt Nam bây giờ toàn bán 680 – 690 USD, thậm chí giá gạo đã lên tới 700 USD rồi. Còn riêng đối với lúa Việt Nam người nông dân bán lên tới 8.800 thậm chí 9.000 đồng/kg, thế thì giá gạo không thể dưới 700 USD được” - Phạm Thái Bình nói.