Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.
Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.
Trung tâm Ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
công cụ cập nhật địa chỉ các dịch vụ và shop bán hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn miễn phí.
Thêm bài hát vào playlist thành công
ILA là trung tâm Anh ngữ đầu tiên của Việt Nam được tổ chức NEAS chứng nhận là trung tâm đạt chuẩn quốc tế. Với chất lượng được khẳng định như vậy, ILA nằm trong top đầu những trung tâm được tìm kiếm nhiều nhất, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ... Là một trong những cơ sở trực thuộc hệ thống Anh ngữ ILA, liệu chất lượng đào tạo của chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu có đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của học viên trong khu vực ?
ILA Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại tại số 146 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
146 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
Không dừng lại ở đó, các học viên được học giáo trình phù hợp với trình độ và cập nhật mới thường xuyên bởi đội ngũ chuyên môn của ILA. “Chương trình học tại ILA được thiết kế khá ấn tượng với giáo trình hoàn toàn từ những nhà xuất bản lớn và tác giả uy tín, phù hợp với bậc trình độ ban đầu ( beginner ), tuy nhiên chưa truyền được nhiều cảm hứng cho học sinh” - Ly Hồ Mai, học viên ILA, chia sẻ cùng Edu2review.
Ngoài ra, các giáo viên còn kết hợp thêm nhiều tài liệu giảng dạy phụ trợ khác như phim ảnh, trò chơi và các thiết bị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp cho học viên có thêm những bài thực hành trong những chủ đề phổ biến và để đảm bảo bài giảng luôn thu hút, hữu hiệu và sinh động. Học viên Nguyễn Anh Kiệt sau khi được "tâm sự cùng giáo viên bản xứ và xem phim trong lớp” đã cảm thấy có động lực và đam mê với tiếng Anh hơn trước đó rất nhiều.
Cập nhật cho đến tháng 9/2019, trung bình, học viên phải trả khoảng từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng để tham gia một khóa học tại ILA. Đây là một con số khá cao và khiến nhiều học viên phải ái ngại ngay từ đầu.
Edu2review đã nhận được khá nhiều phản hồi về vấn đề học phí ILA.
Nhiều học viên của ILA chia sẻ: “Học phí đắt, tăng mỗi năm”; “Học phí khá cao, khó có thể theo học lâu dài”, "ILA nên giảm học phí để học viên có thể thoải mái học hơn"...
* Top 10 trung tâm Anh ngữ có học phí rẻ nhất TP. HCM
Mức học phí tại ILA khá cao và khiến người học phải suy nghĩ nhiều (Nguồn: Lifehack)
Tuy nhiên, so với một môi trường học tập quốc tế, hiện đại cùng uy tín lâu năm thì điều này lại khá hợp lý. Có thể có băn khoăn từ lúc đầu nhưng đa số học viên đều không hối hận sau khi quyết định đầu tư khoản tiền lớn đó. Bằng chứng là những phản hồi về học phí cao luôn đi kèm với những phản hồi về chất lượng đào tạo chuẩn, kết quả đạt được như mong đợi.
Bạn Lê Mai nhắn nhủ: “Mình đã có khoảng thời gian học tập khá chất lượng tại ILA. Đây là môi trường tiếng anh thân thiện và hiệu quả, nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế khá thì ILA sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất".
Giảng viên bản ngữ, cơ sở vật chất tiện nghi, thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại nhưng mức học phí lại là một sự thách thức với đa số học viên, đặc biệt với các bạn sinh viên. Không biết là khi đọc đến đây bạn đã giải đáp được những thắc mắc của mình về trung tâm tiếng Anh ILA Nguyễn Đình Chiểu chưa nhỉ ? Nếu như bạn cần biết thêm thông tin gì về Anh ngữ ILA, hãy liên hệ với Edu2Review để bọn mình có thể tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!
Xuân nhỏ nhắn, nhiều năng lượng. Trò chuyện về sách, về ý tưởng các mô hình tương tác từ sách dành cho trẻ thì cô có thể “líu lo” cả ngày không biết mệt. Có lẽ vì cô đến với sách bằng tình yêu tha thiết của một bà mẹ trẻ dành cho con và còn có lẽ, cô được tiếp sức từ gia đình dốc lòng ủng hộ, từ người chồng luôn kề vai sát cánh, từ đội ngũ trẻ măng, thừa nhiệt huyết, từ tiếng cười giòn giã của những đứa trẻ khắp nơi cô đi qua.
Thay vì đứng yên, hãy dịch chuyển cùng trẻ
Tháng 6/2021, Công ty Phát hành sách Lion Books ra đời, vỏn vẹn… hai thành viên, gồm Nguyễn Chiều Xuân và một họa sĩ 9X. Là một nhiếp ảnh gia, tay ngang trong ngành xuất bản, đặc biệt là mảng sách thiếu nhi, mục tiêu đầu tiên của Xuân - nhà sáng lập sinh năm 1993 - là có thể xuất bản và phát hành những quyển sách do cô viết để dành tặng con.
Bộ sách đầu tiên của Lion Books ra đời mang tên Gia đình bé bỏng có ba cuốn về chủ đề gia đình. Từ bộ sách này, Xuân nhận ra, nội dung sách đơn giản và gần gũi nhưng có thể chạm đến trái tim của rất nhiều người, cả cha mẹ và con trẻ. Đây cũng là bộ bán chạy nhất của Lion Books trong năm 2021. “Càng làm tôi càng nhận ra, việc làm sách, đặc biệt là sách cho trẻ con rất thú vị. Do đó, chúng tôi quyết định tập trung đầu tư và phát triển dòng sách mới gọi là sách Đọc to” - Xuân nói.
Sau hơn một năm, số lượng nhân sự của Lion Books đã lên đến 15 - chưa nhiều nhưng đáng nhớ, ghi dấu cho nỗ lực của Xuân. Đơn vị đã phát hành 33 đầu sách (trong đó, Xuân là tác giả của 24 đầu sách) với tổng cộng hơn 60 tựa, đều là sách thuần Việt. Dù là lính mới trong ngành nhưng cuối tháng Tám năm nay, Lion Books đã được Kyemongsa - công ty xuất bản thiếu nhi đầu tiên tại Hàn Quốc với lịch sử hơn 70 năm - chọn ký kết hợp tác nhằm phát hành những cuốn sách thiếu nhi chất lượng cao đến các quốc gia nói tiếng Hàn và tiếng Anh trên toàn cầu.
Trước sự kiện này, Xuân cùng cộng sự đã tổ chức thành công triển lãm và workshop tương tác Chuyện mùa trăng - tương ứng với bộ sách Kể chuyện Trung thu gồm hai quyển Đủng đỉnh trăng đi và Chuyện mùa trăng - tại Hà Nội và hai địa điểm tại TP.HCM, thu hút hơn 10.000 lượt khách tham gia. Dù vậy, khi nhận được lời đề nghị tổ chức triển lãm của một trường học và được bán sách sau sự kiện, Xuân đã thẳng thắn khước từ. Cô nói không muốn mọi người định danh Lion Books là công ty tổ chức sự kiện cộng đồng để bán sách.
“Điều chúng tôi khát khao là mang không khí của câu chuyện từ trang sách ra đời thực, được kể câu chuyện của mình đến các bậc cha mẹ và các bé, để cha mẹ hiểu thêm về bộ sách. Do đó, địa điểm tổ chức triển lãm được chúng tôi chọn lựa kỹ càng, nhằm đảm bảo phù hợp với không gian câu chuyện. Chúng tôi cũng cần cân đối chi phí, nhân sự và nhiều thứ khác nữa. Thông qua triển lãm và những workshop âm nhạc, chiếu bóng, vẽ tranh, làm mặt nạ giấy bồi… chúng tôi hy vọng có thể tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa người làm sách và người nhận được quyển sách là các bậc cha mẹ, các bạn nhỏ đang cầm sách trên tay. Với những dòng sách mới, như sách Đọc to của Lion Books, đôi khi cha mẹ chọn sách vì chất lượng nhưng chưa nắm hết ý tưởng của người làm sách. Nhờ việc tương tác trực tiếp tại các workshop này, chúng tôi có thể giới thiệu tất cả ưu điểm của cuốn sách” - Xuân bộc bạch.
“So sánh giữa việc đọc sách và việc tiếp xúc thiết bị công nghệ, có thể thấy ở thói quen sau, trẻ tương tác một chiều, thụ động tiếp nhận thông tin từ thiết bị công nghệ và tự xử lý thông tin bằng não bộ non nớt của trẻ. Còn với đọc sách, đặc biệt là khi trẻ đọc cùng người lớn sẽ tạo nên tương tác hai chiều, tiếp nhận thông tin hai chiều. Điều đó giúp trẻ phát triển đa giác quan hơn, nhờ vậy có thể lan tỏa và giữ gìn giá trị văn hóa đọc. Nhưng cũng không thể vì mục tiêu giữ gìn văn hóa đọc mà người lớn bắt trẻ đọc sách một cách khô cứng. Sau gen Z sẽ đến gen Alpha rồi Beta… và tiếp theo là gì nữa thì tôi không rõ nhưng chắc chắn thời các con không thể tách rời công nghệ. Do đó, tôi nghĩ điều mình có thể làm là mang những trải nghiệm mới mẻ, hiện đại đó áp dụng vào những quyển sách mình làm để khi đọc, các con cảm thấy đây là sách của thời đại các con, biến đổi theo nhu cầu hằng ngày của các con thay vì mình cứ đứng yên một chỗ và bắt bọn trẻ trở về, hoài niệm như mình, rằng “ngày xưa ấy…” - Xuân chia sẻ.
Đọc sách cùng con tạo kết nối đa chiều
Phóng viên: Bạn có thể giải thích rõ hơn về khái niệm sách Đọc to?
Nguyễn Chiều Xuân: Theo tôi, việc đọc sách ở lứa tuổi mầm non, quan trọng nhất là phải mang lại cho các con niềm vui. Từ quan sát cũng như kinh nghiệm bản thân, tôi nhận ra các con chỉ vui khi rủ rê được ai đó cùng tham gia thay vì lật sách một mình, chơi một mình. Tức là hoạt động đọc sách cần có tính kết nối và tương tác.
Nếu nói đây là dòng sách mới thì thật ra chưa đúng lắm vì trên thế giới, phương pháp đọc to đã có khá nhiều. Tuy nhiên, đây là lần đầu nó được đặt tên thành một dòng sách. Phương pháp đọc to này tại nước ngoài khá phổ biến nhưng ở Việt Nam, mọi người hiếm có thói quen đọc to sách cho con nghe. Như vậy, ngay từ ban đầu, mục tiêu của chúng tôi khi tạo ra những cuốn sách này là có thể kết nối được các thế hệ gia đình với nhau, nhiều trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, nghĩa là anh chị có thể đọc cho em nghe, ông bà, cha mẹ có thể cùng đọc cho con/cháu nghe mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
* Vậy tại sao bạn không chọn con đường đơn giản hơn một chút là mua bản quyền và dịch, phát hành sách của nước ngoài?
"Chúng tôi không có dự định mua bản quyền sách thiếu nhi từ nước ngoài. Thay vào đó, chúng tôi rất muốn hợp tác với các tác giả và các họa sĩ trong nước để làm phong phú thêm kho tàng nội dung của mình cũng như tác giả Việt.
Tôi thấy có rất nhiều ý tưởng hay, thú vị, chẳng qua là mọi người chưa tìm được cơ hội để xuất bản cuốn sách của mình. Vì thế, chúng tôi rất mong có thể trở thành cầu nối hỗ trợ các tác giả không chuyên hoặc tác giả chuyên nghiệp có ước mơ làm sách Việt cho trẻ em”.
- Sách ngoại thường được trau chuốt từ hình vẽ đến chất lượng in ấn, thậm chí bảo đảm tính an toàn cho trẻ khi tiếp xúc, đó là điều phụ huynh nào cũng ưa thích. Tuy nhiên, nó tồn tại hai trở ngại lớn sau nếu chọn loại sách này cho trẻ.
Thứ nhất, bối cảnh câu chuyện. Vì là sách dịch nên bối cảnh câu chuyện không quen thuộc với ông bà, cha mẹ, dẫn đến việc khó giải thích cho con cháu hiểu. Thứ hai, sách ngoại ngữ thường có những tên gọi, những từ rất lạ. Thậm chí, nhiều nhà xuất bản dịch không đủ trau chuốt, ông bà, cha mẹ khó tiếp nhận những kiến thức đó để trao đổi với con cháu. Việc đọc sách do đó có thể trở thành áp lực, tạo thành khoảng cách thế hệ trong gia đình.
Sách Đọc to thuần Việt sẽ khắc phục được những nhược điểm này vì bối cảnh trong sách thân thuộc với cuộc sống của ông bà, cha mẹ và con trẻ. Tiếp đến, khổ chữ và tranh vẽ đơn giản, rõ ràng, thuận tiện cho mọi người vừa cùng đọc thành tiếng, vừa xem tranh. Tôi tin rằng, việc trẻ được nghe người xung quanh đọc sách hoặc sống trong một cộng đồng có thể cùng nhau đọc sách sẽ tạo ra sự kết nối giữa con trẻ và các thành viên trong gia đình hoặc với bạn bè con. Sự kết nối đó không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ mà còn khiến trẻ tự tin hơn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ trong quá trình đọc sách và tiếp cận những điều mới mẻ.
* Từ triển lãm Chuyện mùa trăng tại Hà Nội và TP.HCM, dường như “tham vọng” của Lion Books không dừng lại ở việc làm sách giấy?
- Quả thật về lâu dài, chúng tôi không muốn chỉ làm những quyển sách tương tác thông thường, đang phổ biến trên thị trường hiện nay như dán sticker hoặc tạo ra những trò chơi nho nhỏ trong sách. Theo tôi, một cuốn sách nên có vòng đời nhiều hơn dùng một lần và ở bất cứ vòng đời nào, đến tay bất kỳ em bé nào, giá trị của cuốn sách cũng sẽ trọn vẹn. Cho nên, chúng tôi không chọn hướng tương tác trực tiếp vào sách mà xem sách là một công cụ để cha mẹ, thầy cô hoặc các bạn nhỏ kết nối với nhau. Trong tương lai, chúng tôi muốn gia tăng trải nghiệm cho trẻ qua các trang sách bên cạnh sách âm nhạc, như bộ Chuyện mùa trăng. Tức là trẻ có thể trải nghiệm một quyển sách với các giác quan khác nhau, từ đó phát triển cả trí tuệ, cảm xúc và tư duy.
Bên cạnh đó, trẻ có thể tiếp cận những điều mới mẻ, hiện đại theo hướng bổ ích hơn. Chẳng hạn trong bộ sách Trung thu, ngoài phần âm nhạc hấp dẫn, chúng tôi còn tạo hiệu ứng chuyển động trên bìa. Đây là một chi tiết các bạn nhỏ rất yêu mến. Những cuốn sách của chúng tôi thoạt trông rất bình thường nhưng không lạc hậu. Nó không đơn thuần chỉ là sách giấy với nội dung hay, hình vẽ đẹp mà còn gia tăng trải nghiệm cho trẻ qua những workshop tương tác trực tiếp.
* Đâu là những thử thách khi bạn chinh phục mảng sách này, đặc biệt khi ngày nay trẻ ngày càng quen với thiết bị công nghệ và đa phần cha mẹ cũng cho con giải trí trên các thiết bị thông minh?
- Thử thách lớn nhất chính là việc đa phần cha mẹ, các gia đình không xem sách là một nhu yếu phẩm. Tức là, nếu kinh tế gia đình lung lay một chút thì thứ đầu tiên họ cắt giảm là sách. Sách cũng là cái cuối cùng họ nghĩ đến trong số các nhu cầu, sau ăn mặc, làm đẹp… Để thay đổi suy nghĩ này có lẽ không thể một sớm một chiều, cả ngành xuất bản đau đầu vì điều đó. Cho nên, mong mỏi không chỉ riêng chúng tôi mà cả ngành là làm thế nào có thể góp phần lan tỏa văn hóa đọc. Đặc biệt trong thời đại công nghệ bùng nổ, điều này càng trở thành thách thức.
Trẻ con bây giờ có quá nhiều thứ để tiếp cận thông tin, quá nhiều thứ để giải trí, sách không phải là nguồn giải trí duy nhất, cũng không còn là kênh thông tin, hay cung cấp kiến thức duy nhất. Ngay cả người lớn cũng thích xem điện thoại, xem tin tức trên mạng nhiều hơn là đọc sách thì chúng ta đâu thể đòi hỏi trẻ phải đọc sách theo phương thức truyền thống. Do đó, cách duy nhất chúng ta có thể làm là chuyển dịch cùng các con.
Bộ sách Kể chuyện Trung thu gồm hai quyển Chuyện mùa trăng và Đủng đỉnh trăng đi, là kết quả hợp tác giữa Lion Books và Tiệm sách Vui Vẻ - đơn vị đồng hành phân phối độc quyền sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Chuyện mùa trăng lấy bối cảnh vườn hồng chín đỏ vào mùa thu, các loài côn trùng và động vật nhỏ háo hức chuẩn bị Trung thu với các thức quà quen thuộc như hồng, bưởi, bánh chè lam, bánh Trung thu...
Đủng đỉnh trăng đi lấy bối cảnh tại Hội An dưới góc nhìn của bạn Trăng vào ngày Trung thu. Các bạn nhỏ được cùng Trăng dạo phố ngắm đèn lồng, cùng mẹ làm bánh Trung thu, cùng ba đi mua đèn lồng, cùng cả nhà phá cỗ và đi qua khắp các miền đất nước. Với ý tưởng độc đáo về việc “trăng theo chân bé bước”, cuốn sách mang đến trải nghiệm nhìn - nghe nhờ phần minh họa bắt mắt, lời thơ trong sáng, đáng yêu và phần âm nhạc hấp dẫn.
Thư Hiên (thực hiện) Ảnh: Nhân vật cung cấp