Khoa Công Nghệ Và Kỹ Thuật

Khoa Công Nghệ Và Kỹ Thuật

Với lợi thế là thành viên của Hải Phong Group – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực: phái cử nhân lực chất lượng cao Việt Nam sang Nhật Bản; tư vấn đầu tư, tư vấn phát triển dự án, nông nghiệp công nghệ cao; chăm sóc người cao tuổi; phân phối, bảo dưỡng ô tô, và giáo dục – đào tạo. Nhà trường đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Với lợi thế là thành viên của Hải Phong Group – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực: phái cử nhân lực chất lượng cao Việt Nam sang Nhật Bản; tư vấn đầu tư, tư vấn phát triển dự án, nông nghiệp công nghệ cao; chăm sóc người cao tuổi; phân phối, bảo dưỡng ô tô, và giáo dục – đào tạo. Nhà trường đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Nhu cầu nhân lực trong ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường đang ngày càng tăng

Ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống còn của con người khắp nơi trên trái đất. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi, mất cân bằng. Bảo vệ và gìn giữ môi trường do đó luôn là một trong những thách thức lớn của con người hiện đại.

Thực tế hơn, hầu hết tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, công ty, nhà máy chuyên nghiệp đều rất cần kỹ sư môi trường để hỗ trợ công tác quản lý, sáng chế, kinh doanh sản phẩm với công nghệ “xanh” hơn nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

Nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thế giới đang hướng sự quan tâm đến các sản phẩm xanh – sạch nên nhân sự ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường đang có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với chế độ đãi ngộ hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao.

Cùng trò chuyện với “Người phụ nữ môi trường” – Cô Minh Phương, Trưởng khoa Môi trường & CNH trường ĐH Duy Tân

Những kỹ năng nghề nghiệp mà người học ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường cần có:

– Lấy mẫu, quan trắc chất lượng nước, đất, không khí

– Thiết kế, vận hành các công nghệ tiên tiến về xử lý tình trạng ô nhiễm đất – nước – không khí ở khu công nghiệp hoặc dân cư

– Cải tiến và phát triển các quy trình công nghệ xử lý môi trường

– Vận hành, quản lý, xử lý các tình huống phát sinh trong các hệ thống xử lý chất thải

Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường, cử nhân ngành Công nghệ & Kỹ thuật Môi trường có thể làm việc tại các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường, khu công nghiệp, bộ phận xử lý chất thải tại các bệnh viện hay khu chế xuất; các viện nghiên cứu, trường đại học có ngành liên quan đến Môi trường, hoặc làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ ở các tỉnh thành,…

Hi vọng bài viết trên có nhiều thông tin hữu ích giúp các phụ huynh, học sinh có thêm 1 kênh tham khảo trước khi lựa chọn ngành học phù hợp!

Ingenuity, trực thăng nghiên cứu sao Hỏa của NASA, gặp tai nạn vào ngày 18/1/2024 do sự cố với hệ thống dẫn đường.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ

Sinh viên ngành Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ được đánh giá cao trong các công ty về công nghệ

Với cách tiếp cận tiếng Anh từ lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, sinh viên ngoại ngữ của Bách Khoa luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao về kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư duy phản biện tốt.

Hướng đi đầu tiên của sinh viên là làm việc cho các doanh nghiệp chuyên về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sinh viên Bách Khoa luôn có sự nghiêm túc, lối tư duy về khoa học công nghệ vì thế khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, bạn có thể phát huy tốt sở trường của mình.

Sinh viên của ngành cũng có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong nhiều lĩnh vực ngành nghề: biên phiên dịch, giáo dục, cán bộ dự án, làm nghiên cứu ở các tổ chức về ngôn ngữ, làm việc cho các cơ quan chính phủ, đại sứ quán các nước, các cơ quan phi chính phủ và phi lợi nhuận, biên tập viên báo đài, truyền thông truyền hình, tiếp viên hàng không,…

Một số bạn có đam mê và bản lĩnh có thể startup, tham gia vào các công ty khởi nghiệp về công nghệ. Hiện nay số lượng các công ty công nghệ mọc lên như nấm hàng năm và để công ty có thể vận hành được tất nhiên không thể thiếu một nhân tố giỏi ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ chuyên ngành rồi.

Dù không phải trường chuyên đào tạo ngoại ngữ nhưng ngành Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ của Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có từ lâu và đào tạo nhiều thế hệ sinh viên ưu tú. Nếu bạn yêu tiếng Anh và thích kỹ thuật thì đây chính là lựa chọn sáng giá đấy!

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường là ngành học có nhu cầu nhân lực luôn tăng cao trong thời gian qua. Ngay sau cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế của nhiều quốc gia như được “thay da đổi thịt”, tăng trưởng một cách chóng mặt. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển là sự tàn phá môi trường nặng nề khắp nơi trên thế giới. Những vấn nạn như: ô nhiễm môi trường đất – nước – không khí, rác thải sinh hoạt và công nghiệp, hệ sinh thái bị phá hủy, Trái Đất ngày một nóng dần lên,… đang ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống con người.  Vì vậy, môi trường luôn là vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của người dân khắp mọi nơi trên hành tinh này

Học Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ ở Đại học Bách Khoa có gì đặc biệt?

Ngành Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ của Đại học Bách Khoa Hà Nội mang đến cho bạn chương trình học hết sức độc đáo và khác biệt. Mục tiêu chương trình giảng dạy hướng đến sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng 3 định hướng nghề nghiệp chính là giảng dạy, biên phiên dịch và nghiên cứu, đặc biệt là liên quan đến Kỹ thuật công nghệ. Mảng tiếng Anh chuyên sâu về kỹ thuật và công nghệ như tiếng Anh Điện – Điện tử, công nghệ thông tin, hóa môi trường, cơ khí luyện kim,… là đặc sản của ngành. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh khác biệt của sinh viên Bách Khoa khi đi tìm việc làm ở các công ty liên quan đến khoa học công nghệ.

Một đặc điểm cực “hút” sinh viên của khoa đó chính là sự kết hợp hài hòa các môn học mang tính hàn lâm với các khóa học thực hành. Nhờ điểm này nên chương trình học không hề khô khan mà mang tính thực tế cao. Ngoài ra, bạn cũng được chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm như: kỹ năng làm dự án, quản lý thời gian, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tự học,…đây là những kỹ năng vô cùng hữu ích khi làm việc thực tế.

Nhìn chung các môn chính của ngành là Tiếng Anh, Tiếng Anh và Tiếng Anh, chia làm 4 nhóm môn: Reading, Listening, Speaking, Writing. Bên cạnh đó còn có các môn đại cương cơ sở như Thể chất, Quốc phòng, Triết học Mác – Lê Nin,… các môn cơ sở ngành bắt buộc của sinh viên ngoại ngữ như: Dẫn luận ngôn ngữ, Cơ sở văn hóa,…

Dù ở 3 học kỳ đầu tiên sinh viên chỉ tập trung vào học Tiếng Anh nhưng những kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành cũng được lồng ghép khéo léo vào giáo trình như: nhập môn Khoa học công nghiệp, môn này học bằng tiếng Việt nhưng lại thi bằng Tiếng Anh. Đây coi như là bước “giảm sốc” để bạn tiến đến học chuyên ngành vào các học kỳ sau.

Đội ngũ giảng viên Ngoại ngữ của Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng rất xịn sò đấy nhé. Thầy cô đều nhiệt tình khi giảng dạy, nói đủ rõ ràng và chậm để sinh viên mới có thể hiểu được. Trong quá trình dạy, giảng viên cũng thường xuyên hỏi xem sinh viên đã hiểu bài chưa, có đoạn nào còn vướng mắc sẽ được “Vietsub” lại nên đừng lo lắng nhé!

Ngoài ra bạn còn có thể chọn ngành Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế. Ngành này về cơ bản cũng giống tiếng Anh khoa học Kỹ thuật và công nghệ, tuy nhiên khi ra trường bạn sẽ được nhận 2 bằng: bằng cử nhân Tiếng Anh khoa học – Kỹ thuật và công nghệ của ĐHBK HN và bằng cử nhân tiếng Anh chuyên nghiệp của Đại học Plymouth Marjon University. Vì là chương trình quốc tế nên học phí của ngành sẽ cao hơn, khoảng 40-50 triệu đồng/ năm.