Sorry, only registred users can create playlists.
Sorry, only registred users can create playlists.
Hành trình đến với khóa trải nghiệm tu thiền Vipassana này cũng hơi khác bình thường một chút. Với những khóa bình thường, mọi người chỉ cần đăng ký tải một chùa hay trung tâm nào đó có mở khóa là được. Nhưng với khóa của thầy Minh Niệm thì khác. Khóa “Thiền chữa lành” là một chương trình tâm huyết thầy mở ra để tuyển chọn và đào tạo những học viên trỏ thành chuyên gia chữa lành tâm lý theo phương pháp thiền Vipassana. Thời gian học và thực hành tới 4-6 năm và ra có thể trở thành chuyên gia thực sự.
Vì thế thầy tuyển chọn khá kỹ. Mình đã mất gần 6 tháng mới đến được với khóa trải nghiệm dù nó diễn ra chỉ 6 ngày.
Và sau đó thầy chọn ra 200 học viên được coi là chính thức bước vào khóa đào tạo chuyên gia Thiền tâm lý trị liệu.
Thế nhưng mọi việc chưa phải thế….
Và Khóa Trải nghiệm tu thiền Vipassana 6 ngày 5 đêm ra đời với mục tiêu chọn lại 100 người cuối cùng để chính thức bước vào hành trình đào tạo chuyên gia thiền tâm lý trị liệu 4 năm của thầy Minh Niệm chủ trì.
Thời điểm này, dịch bệnh bắt đầu ổn định và bớt nguy hiểm, các hoạt động thường nhật quay trở lại với guồng quay vốn có của nó. Và cũng nhiều lý do phát sinh, mình đã suy nghĩ và mức độ khả năng bản thân tham gia vào khóa 4 năm chỉ còn 50%.
Tuy vậy, với sự mến mộ và tìm hiểu sâu hơn về thầy Minh Niệm, cách tu thiền Vipassana, đời sống cùng đoàn thể với các Phật tử thế nào? Mình dấn thân vào khóa trải nghiệm 5 ngày 6 đêm…
Với mình thiền không phải là nơi tìm quên trốn tránh thực tại nhưng đó là cách để lắng lòng lại bớt chộn rộn bớt u minh để tâm tịnh hơn và tìm được cách tốt nhất với trí óc sáng suốt giải quyết vấn để hiệu quả hơn. Thiền là một trong những cách quản lý cảm xúc rất hiệu quả. Giúp chúng ta có 1 khoặng lạnh với cảm xúc để từ đó nhận diện và nhìn bao quát về toàn bộ vấn đề đang diễn ra, bình tâm hơn trong ứng xử.
Nhớ nhé quan trọng vẫn là bạn phải là người giải quyết vấn để của bạn, thiền không giải quyết thay bạn được đó chỉ là một trong những bước lặng để giúp bạn quản lý cảm xúc tốt hơn. Mình có chia sẻ miễn phí nhiều khóa học giúp bạn hiểu về tâm lý từ gốc và quản lý cảm xúc toàn diện Ở ĐÂY, mời bạn ghé xem nhé!
👉 Ngoài ra, ACE có thể kết nối với Trang tại:
💌 Group FACEBOOK đồng hành cùng nhau chia sẻ về kiến thức tâm lý, giao tiếp, pp giáo dục tich cực: Hiểu Mình Hiểu Người Sống An Vui
💌 Nhóm Zalo nội bộ của cộng đồng Hiểu Mình Hiểu Người: TẠI ĐÂY
Thanks for staying with us! Please fill out the form below and our staff will be in contact with your shortly. The see all of our room options please visit the link below.
Sự cầu thị trong trường hợp lấy bằng tiến sĩ siêu tốc (chỉ 2 năm 3 tháng) của ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang, trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang ở xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chính là lắng nghe, tôn trọng ý kiến phản biện từ dư luận mà trong đó có rất nhiều người đã trải qua quy trình từ cử nhân thành tiến sĩ, kể cả những vị tiến sĩ đang đứng trên giảng đường Đại học Luật Hà Nội. Đáng tiếc, trước rất nhiều ý kiến cho rằng “chưa từng gặp nghiên cứu sinh nào học thẳng từ cử nhân lên mà hoàn thành chương trình tiến sĩ trong 2 năm, ai nhanh nhất cũng phải hơn 4 năm, người nào 3 năm đã quá giỏi” thì Trường Đại học Luật Hà Nội lại đưa ra những thông tin bao biện về lộ trình lấy bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).
Tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh (tháng 12/2019) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3/2022) được Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết là 2 năm 3 tháng, tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN (của trường Đại học Luật Hà Nội). Thông tin từ Trường Đại học Luật Hà Nội cũng cho biết, tháng 10/2021, ông Vương Tấn Việt có đơn xin rút ngắn thời gian đào tạo và đầu tháng 12/2021 ông bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường. Có thể thấy những thông tin trên đây là mấu chốt của vấn đề, khiến dư luận tiếp tục “nổi sóng” trong những ngày qua.
Phải chăng Trường Đại học Luật Hà Nội đã “mặc áo quá đầu” khi rốt ráo cấp bằng tiến sĩ luật cho tu sĩ Phật giáo Thích Chân Quang? Là người tu hành, Thượng tọa Thích Chân Quang có cần thiết phải cầm trên tay tấm bằng tiến sĩ luật hay không?. Nhân gian có câu “chiếc áo không làm nên thầy tu” vậy tấm bằng tiến sĩ luật có ý nghĩa gì đối với nhà tu hành Thích Chân Quang - khi chính ông này mới đây đã bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) áp dụng biện pháp kỷ luật nghiêm khắc do bất tuân giới luật, rao giảng thuyết pháp trái với đạo hạnh, giáo lý môn đồ Phật Tổ.
Theo Thông báo số 244/TB-HĐTS-VP2 ngày 19/6/2024 của Hội đồng trị sự Văn phòng 2 Trung ương giáo hội GHPGVN, Thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại chùa Thiền Tôn Phật Quang (xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và các địa điểm khác trong vòng 2 năm. Giáo hội cũng yêu cầu chùa Thiền Tôn Phật Quang và Thượng tọa Thích Chân Quang phải thu hồi tất cả Phái Quy y Tam bảo tự thay đổi nội dung không đúng với Năm giới căn bản của người Phật tử tại gia do Đức Phật chế định. Thượng tọa Thích Chân Quang phải gỡ bỏ tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang xã hội.
Áo cà sa cùng những lời thuyết giảng sân si, dụ dẫn chúng sanh vào vòng mê muội, hủy hoại tâm Phật của một nhà sư; tấm bằng tiến sĩ luật mà ông Thích Chân Quang có được một cách siêu tốc cũng vậy, nó không thể là vật trang sức khiến người tu tập đạo hành như ông sáng lòa giữa bá tánh, nhân gian.
Việc vội vã cấp bằng tiến sĩ cho nhà tu hành phật giáo Thích Chân Quang của Trường Đại học Luật Hà Nội đã gây ra tai tiếng đối với một trường đại học có tuổi đời gần 50 năm. Dư luận không thể không đặt câu hỏi, đã có bao nhiêu tấm bằng tiến sĩ được Trường đại học luật Hà Nội cấp một cách siêu tốc như trường hợp Thích Chân Quang?
Thời điểm tâm dịch tháng 06-11/2021 tại khu vực phía Nam Sài Gòn và các tỉnh thành lân cận, như bao người tôi phải ở nhà để thực hiện cách ly toàn dân. Trong thời điểm này tôi dành thời gian nhiều cho các khóa học tâm lý trị liệu và quản lý cảm xúc. Tôi học về lý thuyết Phân tâm học và được biết mỗi người đều có tổn thương riêng từ thơ ấu. Ai cũng có chỉ là mức độ khác nhau. Điều này tác động rất lớn đến tính cách của từng người khi trưởng thành. Có những vết thương nỗi đau sâu sắc ảnh hưởng nghiêm trọng lên bản thể trưởng thành.
Và rồi từ đó, tôi nhận ra các hành xử bất ổn tính cách hung hăng của nhiều người chính là do họ chất chứa quá nhiều tổn thương chưa được chữa lành. Và rồi tôi đau đáu đi tìm các phương pháp chữa lành những tổn thương ấy, giúp cảm xúc quân bình. Hiểu mình và hiểu người để giúp mình và giúp người.
Và rồi tôi đọc được thông báo tuyển sinh “Khóa đào tạo các chuyên gia thiền chữa lành” – lấy phương pháp thiền Vipassana để là cốt lõi cho việc chữa lành các tổn thương bên trong. Người trực tiếp hướng dẫn và đồng hành là thiền sư Thích Minh Niệm – một vị thầy nổi tiếng với hành trình “tu bụi” khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ và cũng là tác giả sách bestseller “Hiểu về trái tim”