Nhạc Chế Đồng Tiền Cuộc Đời

Nhạc Chế Đồng Tiền Cuộc Đời

Lời chú của AmNhac.fm: Nguyễn Phương là người đã từng cộng tác chung dưới bảng hiệu đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong 3 thập niên 1940-1970. Ông đang định cư tại Canada và từng phụ trách mục Cổ Nhạc của đài phát thanh RFA trong nhiều năm. Bài này trích trong quyển Ngũ đại gia của sân khấu cải lương của ông Nguyễn Phương, là một công trình biên soạn công phu với nhiều bài viết có giá trị và nhiều tư liệu quý giá của ông. Bài này viết về cuộc đời của soạn giả, đạo diễn, diễn viên, ông bầu Năm Châu (tức Nguyễn Thành Châu).

Lời chú của AmNhac.fm: Nguyễn Phương là người đã từng cộng tác chung dưới bảng hiệu đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong 3 thập niên 1940-1970. Ông đang định cư tại Canada và từng phụ trách mục Cổ Nhạc của đài phát thanh RFA trong nhiều năm. Bài này trích trong quyển Ngũ đại gia của sân khấu cải lương của ông Nguyễn Phương, là một công trình biên soạn công phu với nhiều bài viết có giá trị và nhiều tư liệu quý giá của ông. Bài này viết về cuộc đời của soạn giả, đạo diễn, diễn viên, ông bầu Năm Châu (tức Nguyễn Thành Châu).

Karaoke 60 Năm Cuộc đời Tone Nam Nhạc Sống Âm Thanh Chuẩn | Trọng Hiếu

Ngày thu : 18/05/2024 20:39

Địa điểm: Vincom Cà Mau, Phường 1, Cà Mau, Cà Mau

(*) Mở bằng máy tính để tải file.

(*) Okara Studio sẽ lưu trữ bản thu của bạn trong 30 ngày kể từ ngày thu âm.

Trần Phú sinh ngày 01/5/1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Là người có trí thông minh, có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập; ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trần Phú luôn luôn là học sinh giỏi; lúc đồng chí 18 tuổi, đã đỗ đầu kỳ thi Thành Chung ở Trường Quốc học Huế, sau đó được bổ nhiệm về dạy học tại Trường tiểu học Cao Xuân Dục, Vinh (Nghệ An). Những ngày dạy học, Trần Phú có điều kiện gần gũi và thấu hiểu nổi cơ cực của học sinh, công nhân và nhân dân địa phương. Ngày 19/6/1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái như “chim én báo hiệu mùa xuân” đã thức tỉnh tinh thần yêu nước của Trần Phú và nhiều thanh niên trong nước.

Tháng 7/1925, tại Rú Quyết, Hội Phục Việt ra đời, đồng chí Trần Phú sớm gia nhập tổ chức này. Năm 1926, đồng chí tham gia phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho Phan Bội Châu và mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho công nhân và nông dân, đến tháng 10/1926, gia nhập Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp đồng chí vào nhóm bí mật (Thanh niên Cộng sản Đoàn) với tên gọi là Lý Quý. Cuối tháng 01/1927, được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang Liên Xô học Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tham gia hoạt động thực tiễn. Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông, nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Trần Phú rời Mátxcơva bắt đầu cuộc hành trình trở về nước hoạt động. Tháng 7/1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư giới thiệu, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.

Trong thời gian ngắn từ tháng 7/1930 - 10/1930, sống trong hoàn cảnh bị địch truy lùng gắt gao, điều kiện làm việc khó khăn, di chuyển địa điểm nhiều lần, nhưng đồng chí Trần Phú đã trực tiếp biên soạn hàng loạt văn kiện quan trọng của Đảng, mở đường cho phong trào cách mạng dân tộc. Khoảng giữa tháng 10/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và nhất trí thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư của Đảng khi mới 26 tuổi. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã trực tiếp chủ trì nhiều Hội nghị quan trọng của Đảng.

Đến sáng ngày 18/4/1931, tại số nhà 66 đường Sămpanhơ (nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), Tổng Bí thư Trần Phú đã bị địch bắt, bọn chúng đã đưa đồng chí về giam giữ ở Khám lớn Sài Gòn. Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã, với những trận đòn tra tấn dã man, đồng chí vẫn không nói, luôn bình tĩnh, sáng suốt, truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các đồng chí cùng bị giam. Trước mặt kẻ thù, đồng chí nói rõ: “Ta không thể đem công việc của Đảng ta nói cho các người nghe” (1).  Trong thời gian bị bắt và giam cầm, với chế độ tàn bạo của nhà tù đã làm sức khỏe của đồng chí Trần Phú suy kiệt, bệnh tràng nhạc và bệnh lao phổi tái phát nặng hơn. Sáng ngày 06/9/1931, đồng chí Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán khi mới 27 tuổi. Trước lúc hy sinh, đồng chí vẫn gắng gượng đem hết chút sinh lực còn lại nhắn nhủ với các bạn chiến đấu rằng: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững chí khí chiến đấu”(2).

Trần Phú giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng một thời gian không dài, nhưng đồng chí đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho đất nước và nhân dân. Nói về đồng chí Trần Phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ca ngợi: “Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng và của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng”, “Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng”(3).

Cố Tổng Bí thư Trần Phú - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta. Đồng chí là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, trước hiểm nguy không lùi bước, trước kẻ thù không khuất phục, khát vọng cao cả và niềm tin không gì lay chuyển sẽ mãi mãi cổ vũ cho các thế hệ mai sau trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam./.

(1)(2)(3): Tiểu sử Trần Phú.- H:Nxb Chính trị Quốc gia, 2007.- tr.144-164.