Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp. Ngay cả khi Việt Nam đưa ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để chuyển thành nước công nghiệp, thì nông nghiệp vẫn là bệ đỡ.
Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp. Ngay cả khi Việt Nam đưa ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để chuyển thành nước công nghiệp, thì nông nghiệp vẫn là bệ đỡ.
Hạn chế, thách thức của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản còn không ít.
Một trong những tiêu chí của nước công nghiệp là tỷ trọng dân số thành thị phải đạt trên 50%, nghĩa là tỷ lệ dân số nông thôn phải ở dưới 50%.
Tỷ lệ dân số nông thôn của Việt Nam qua một số năm như sau (Hình 9).
Mặc dù đã giảm liên tiếp qua các năm và với phương thức giảm được thực hiện chủ yếu bằng “ly nông bất ly hương”, nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu và còn cao hơn nhiều nước (cao thứ 5/11 Đông Nam Á, thứ 10/41 châu Á, thứ 15/121 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có số liệu so sánh, cao hơn tỷ lệ dân số nông thôn trung bình của thế giới (43,5%).
Tỷ trọng lao động đang làm việc ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện còn cao hơn mục tiêu đề ra cho năm 2025 (26,9% so với 26,5%). Trong khi năng suất lao động đang làm việc ở nhóm ngành này năm 2022 chỉ đạt 81,1 triệu đồng, thấp chỉ bằng 43,1% của toàn bộ nền kinh tế, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều ngành chủ yếu vẫn còn “lấy công làm lãi”.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức- tức là thu nhập không cao, sự bảo đảm cuộc sống, sức khỏe khi cao tuổi- ở mức 74,1%, cao hơn tỷ lệ tương ứng của cả nước (64,9%).
Tỷ lệ người tham gia của cả nước về bảo hiểm xã hội mới đạt 32,7%, bảo hiểm y tế đạt 90,2%, bảo hiểm thất nghiệp mới đạt 28,5%, còn thấp xa so với mục tiêu đề ra cho năm 2023 (93,2%), nếu tính riêng khu vực nông thôn còn thấp hơn nữa.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn còn thấp hơn cả nước (năm 2022 là 24% so với 26,4%).
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn năm 2023 vẫn còn ở mức 2%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 2,26%, còn cao hơn cả nước. Đáng lưu ý, không ít người ở nông thôn không thiết tha với đồng ruộng, bỏ lên thành phố làm ve chai, cắt tóc, xe ôm…
GDP bình quân đầu người ở 50/63 địa bàn thấp hơn cả nước (95,6 triệu đồng), trong đó có 23 địa bàn thấp dưới 60 triệu đồng, đặc biệt có 9 địa bàn chỉ đạt dưới 50 triệu đồng, thấp nhất là Hà Giang: 33,5 triệu đồng; tiếp đến là Cao Bằng: 39,6 triệu đồng; Điện Biên: 39,7 triệu đồng; Bắc Kạn: 46,9 triệu đồng; Lai Châu, Yên Bái cùng 47,5 triệu đồng; Sơn La: 48,6 triệu đồng; Nam Định: 49 triệu đồng; Bến Tre: 49,1 triệu đồng. Đây là những địa bàn hoặc là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc là cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp...
Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024: Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố tại 62 điểm cầu trên cả nước - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận Hội nghị đối thoại với nông dân cả nước sáng ngày 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết các nội dung của cuộc đối thoại xoay quanh 10 vấn đề: Tiêu thụ hàng hóa nông sản; liên kết Nhà nước-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-nhà nông; chuyển đổi số; nâng cao khả năng cạnh tranh; vấn đề xuất khẩu tiểu ngạch; sản xuất theo tín hiệu thị trường; góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất; phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; làm chủ đầu vào giống, vật tư nông nghiệp; việc làm ở khu vực nông nghiệp.
Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là sau khi Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến về nhiều vấn đề lớn, tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Thủ tướng đánh giá cao tinh thần dân chủ, thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, cởi mở của các đại diện nông dân, các chuyên gia, các doanh nghiệp và đại biểu, đặc biệt là những vấn đề thảo luận rất trúng và thiết thực đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ, chia sẻ và nhất trí về nhiều vấn đề quan trọng từ định hướng chiến lược, khó khăn, vướng mắc, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Thủ tướng yêu cầu chúng ta cần tiếp tục nhận thức đúng về vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với sự phát triển khu vực nông thôn và nâng cao trình độ của người nông dân. Mục tiêu là phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Trong quá trình đó, phải quán triệt một số quan điểm: (i) Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội; (ii) Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị; (iii) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (iv) Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển, mục tiêu cao nhất là lợi ích của người dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn; (v) Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với đô thị, môi trường xanh, sạch, đẹp.
Thủ tướng cho biết để thực hiện được mục tiêu nói trên, Trung ương sẽ ban hành các Nghị quyết về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"; Nghị quyết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Nghị quyết về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới". Các cấp, các ngành phải quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các Nghị quyết này.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ của người nông dân, nhất là trình độ theo hướng "tri thức hóa nông dân" để làm chủ công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và có thể làm giàu từ nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, gắn với chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; có giải pháp giảm nhanh tỉ lệ nghèo ở khu vực nông thôn. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển, các dịch vụ cơ bản, nhất là văn hóa, giáo dục, y tế cho nông thôn, theo tinh thần "ly nông không ly hương".
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất; tăng đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn; tín dụng ưu đãi; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư với vai trò dẫn dắt của Nhà nước.
Các bộ ngành, cơ quan, nhất là Hội Nông dân Việt Nam và các đơn vị cơ sở trực tiếp làm việc hằng ngày với người dân, quán triệt tinh thần phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và người dân nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; lắng nghe tìm hiểu các nhu cầu, nguyện vọng của người dân, kịp thời có các hỗ trợ, định hướng và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ, nâng cao giá trị, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu chúng ta cần tiếp tục nhận thức đúng về vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đẩy mạnh, khuyến khích khởi nghiệp trong nông dân, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khu vực nông thôn.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực, đổi mới đào tạo nghề. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử, góp phần giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng lực cung cấp thông tin, dự báo thị trường, qua đó góp phần điều chỉnh sản xuất phù hợp.
Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường, giảm phát thải khí nhà kính gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh.
Tăng cường đối thoại với nông dân, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội Nông dân các cấp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ bà con, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, còn nhiều vấn đề chưa được nêu và thảo luận tại Hội nghị, Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đặc biệt quan tâm, nắm chắc thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân, nhất là những vấn đề nảy sinh, vấn đề búc xúc để có giải pháp phù hợp, kịp thời, hỗ trợ người nông dân toàn diện, thực chất, hiệu quả theo chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổng hợp đầy đủ các ý kiến, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Thủ tướng đề nghị tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ; đồng thời Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đối thoại với nông dân từng địa phương vào giữa 2 kỳ đối thoại của Thủ tướng để giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề theo tinh thần phân cấp, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách, tình thế, vừa giải quyết các vấn đề chiến lược, lâu dài.
Các buổi học hát cùng với giáo viên nước ngoài sẽ giúp học viên thoải mái hơn, có thêm những kiến thức mới làm động lực để học viên cố gắng học những bài sau đó